HTML - CSS - Javascript

Hàm trong javascript

Sử dụng hàm khi chúng ta muốn nhóm một số đoạn code nào đó có liên quan với nhau để thực hiện một công việc nhất định.

Trong javascript hàm được định nghĩa với cú pháp như sau:

function name() {
    // nội dung của hàm
}

Trong đó name là tên của hàm. Hãy xem ví dụ dưới đây:

function say() {
    document.write("Xin chào");
}

say();

 

Ở ví dụ trên sau khi khai báo hàm say thì để thực thi đoạn code bên trong hàm chúng ta đã gọi hàm. Việc gọi hàm được thực hiện bằng việc thêm cặp dấu () sau tên hàm say();

Tham Số và Đối Số

Để truyền dữ liệu vào hàm chúng ta có thể sử dụng tham số khi khai báo. Ví dụ:

function name(parameter1, parameter2, parameter3) {
    // nội dung hàm
}

Trong đó parameter1parameter2parameter3 là tên các tham số (parameter) của hàm. Ví dụ:

function sum(a, b, elementId) {
    document.getElemetById(elementId).innerHTML = a + b;
}

 

Việc truyền dữ liệu thực sự vào hàm diễn ra khi chúng ta gọi hàm. Giá trị được truyền vào hàm được gọi là đối số (argument). Ví dụ ở dưới đây 23 và result được gọi là đối số:

sum(2, 3, "result");

Giá Trị Trả Về

Vẫn ở ví dụ trên, nếu thay vì tạo một popup khi hàm sum được gọi chúng ta chỉ muốn trả về giá trị tổng của 2 số, khi đó đó chúng ta sẽ sử dụng từ khóa return:

function sum(a, b) {
    return a + b;
}

document.getElementById("result").innerHTML = sum(2, 3);