HTML - CSS - Javascript

Kiểu Dữ Liệu trong Javascript

Cùng tham khảo các kiểu dữ liệu cơ bản của Javascript như kiểu chuỗi, kiểu số, mảng, kiểu boolean, kiểu NaN, kiểu undefied, kiểu object

Kiểu Chuỗi

Chuỗi bao gồm nhiều ký tự và được đặt trong dấu ngoặc đơn hoặc ngoặc kép. Ví dụ:

var myString1 = 'Hello';
var myString2 = "Goodbye";

Nếu chuỗi ký tự được đặt trong ngoặc đơn và chuỗi bao gồm ngoặc đơn thì bạn cần phải đặt ký tự \ trước ngoặc để escape (thoát) nó, ví dụ:

var mySingleQuote = 'I\'m John';

Tương tự với ngoặc kép:

var myDoubleQuote = "Hello \" double quotes";

Nối Chuỗi

Để nối chuỗi với nhau chúng ta sử dụng phép toán cộng +:

var firstname = 'John';
var lastname = 'Doe';
var fullname = firstname + ' ' + lastname;
console.log(fullname);

Kiểu Số

Kiểu số dùng để biểu diễn số tự nhiên và số thực dấu phảy động (floating number).
Ví dụ:

var a = 5;
console.log(typeof a);
var b = 5.55;
console.log(typeof b);

Khi thực hiện phép toán cộng (+) trên một số với một chuỗi kết quả nhận được sẽ là một chuỗi. Ví dụ:

var a = 3;
var b = '5';
var c = a + b;
console.log(c);
console.log(typeof c);

Mảng

Mảng rất thuận tiên khi chúng ta cần lưu nhiều dữ liệu (kiểu dữ liệu). Ở ví dụ dưới chúng ta có một mảng lưu trữ 4 giá trị:

var arr = [1, 5, 7, 'nine'];

Trong ví dụ trên các giá trị 157 và 'nine' là các phần tử trong mảng. Để truy cập phần tử trong mảng ta sử dụng index (số thứ tự) của phần tử đó. Index trong mảng bắt đầu là 0 sau đõ mỗi phần tử sau sẽ có index tằng 1 đơn vị. Ví dụ:

var arr = [1, 5, 7, 'nine'];
console.log(arr[0]);
console.log(arr[2]);

Để đếm số lượng phần tử trong mảng (hay còn gọi là độ dài của mảng), chúng ta sử dụng hàm length.

var arr = [1, 5, 7, 'nine'];
console.log(arr.length);

Để thêm phần tử vào cuối mảng chúng ta sử dụng cú pháp sau:

var arr = [1, 5, 7, 'nine'];
arr.push('123');
console.log(arr);

Để loại bỏ phần tử cuối cùng ra khỏi mảng chúng ta sử dụng cú pháp sau:

var arr = [1, 5, 7, 'nine'];
arr.pop();
console.log(arr);

Tương tự với push và pop chúng ta có unshift và shift để thêm phần tử vào đầu mảng hoặc xóa bỏ phần tử ở đầu mảng.

Kiểu Boolean

Kiểu này chỉ nhận 2 giá trị là true hoặc false. Nó được dùng phổ biến trong các phép toán về logic hoặc trong cấu trúc điều kiện mà bạn sẽ được tìm hiểu trong phần tới.

var a = 1;
console.log(a > 2);
console.log(a > 0);

NaN

NaN (not a number) kiểu này xuất hiện khi chúng ta thực hiện một phép toán không hợp lệ, ví dụ:

var a = 5;
var b = 'string';
var c = a * b;
console.log(c);

undefied

Kiểu này xuất hiện khi chúng ta truy cập một biến chưa được khai báo:

console.log(typeof xyz);

Object

Javascript là ngôn ngữ hướng đối tượng và hâu hết mọi thứ trong Javascript đều là object. Ngay cả mảng cũng là một object.

var arr = [1, 5, 7, 'nine'];
console.log(typeof arr);

Để tạo một đối tượng chúng ta sử dụng cú pháp đơn giản như sau:

var me = {name: 'John Doe', age: 24};
console.log(typeof me);

Thuộc Tính

ở đây biến me là một object với 2 thuộc tính (property) là name và age. Để truy cập property của object chúng ta sử dụng dấu . (dot syntax):

var me = {name: 'John Doe', age: 24};
console.log(me.name);
console.log(me.age);

Bạn cũng có thể thêm thuộc tính vào object trên:

var me = {name: 'John Doe', age: 24};
me.email = 'johndoe@example.net';
console.log(me);

Method

Method của object giống như một hàm, tuy nhiên hàm này chỉ tồn tại trong phạm vi của object đó.

var me = {
    name: 'John Doe',
    age: 24,
    say: function () {
        alert('Hi, my name is: ' + this.name);
    }
};

Ở đây say là method của me. Method được gọi giống như gọi hàm:

me.say();

Trong ví dụ trên chúng ta sử dụng từ khóa thisthis được sử dụng bên trong method của object để gọi chính object đó. Do đó, bên trong method say thay vì sử dụng me.name chúng ta sử dụng this.name.